I. HÀM TOÁN HỌC
Trong MS Excel cung cấp cho người dùng hàng trăm hàm, nhưng trong phần học này Trung tâm Phương Nam – Asean chỉ hướng dẫn các bạn những hàm cơ bản thường xuyên dùng nhất. Cú pháp chung để viết hàm trong Excel có dạng như sau:
=Tên Hàm(Liệt kê các tham số của hàm)
hoặc
+Tên Hàm(Liệt kê các tham số của hàm)
ví dụ:
=Sum(number1, number2,…): Hàm có nhiều tham số
=Int(Number): Hàm có một tham số
+Today(): Hàm không có tham số
Chú ý:
-Tên hàm không phân biệt chữ thường Chữ hoa
-Trong Excel chuỗi phải để trong dấu nháy kép (“)
Hướng dẫn cách viết và theo dõi hàm khi viết:
B1: Đặt trỏ tại ô cần viết hàm
B2: Nhập dấu “=” hoặc dấu “+”
B3: Nhập tên hàm (khi nhập xuất hiện danh sách hàm)
B4: Khi thiết lập các tham số của hàm cần để ý chú thích hàm để xác định chính xác vị trí tham số của hàm.
Chú ý: Từ chú thích của hàm, chúng ta biết được Hàm có bao nhiêu tham số, vị trí con trỏ đang ở tham số nào, và các tham số hàm cách nhau dấu gì.
Do vậy, khi học hàm ta không cần thuộc đầy đủ hàm mà chỉ cần nhớ tên hàm và công dụng hàm.
Sau này chúng ta muốn nghiên cứu thêm hàm của Excel, mở Excel sau đó nhấn phím F1, tại ô Search: nhập hàm cần học
I. Nhóm Hàm Toán Học
1. Hàm ABS
Cú Pháp:
=ABS(Number)
Giải Thích:
-Number: là số cần tính toán
Công Dụng:
Hàm trả về trị tuyệt đối của một số
Ví dụ:
=ABS(-2)=2
Chú ý: Sau này các hàm có tham số giống nhau thì sẽ không giải thích lại.
2. Hàm SQRT
Cú Pháp:
=SQRT(Number)
Công Dụng:
Hàm trả căn bậc hai của một số
Ví dụ:
=SQRT(4)=2
=SQRT(-4) =#num! ( hàm tính số dương)
3. Hàm Lũy Thừa
Cú Pháp:
cp1 =POWER(Number, Power)
Cp2 =X ^ n
Giải Thích:
-Number đồng nghĩa X: số cần lấy lũy thừ
-n đồng nghĩa Power: số mũ
Công Dụng:
Hàm trả giá trị lũy thừa mũ n của X
Ví dụ:
=3^2 =9 ( ^ viết bằng cách nhấn F6)
=POWER(3,2)= 9
4. Hàm Tính Tổng
Cú Pháp:
=SUM(Number1, Number2,…)
Công Dụng:
Hàm trả về tổng giá trị của các số
Ví dụ: =Sum(A1:A5)=29 ( chú ý: A3 ô rỗng)
5. Hàm Tính Trung Bình Cộng
Cú Pháp:
=AVERAGE(Number1, Number2,…)
Công Dụng:
Hàm trả về giá trị trung bình cộng của các số
Ví dụ:
=AVERAGE(A1:A5)=7.25
Chú ý A3 ô rỗng sẽ không tham gia tính toán của hàm
6. Hàm Lấy Giá trị Lớn Nhất
Cú Pháp:
=MAX(Number1, Number2,…)
Công Dụng:
Hàm trả về giá trị lớn nhất giữa cá số
Ví dụ:
=MAX(A1:A5)=9 (Lấy bảng dữ liệu hình trên)
7. Hàm Lấy Giá trị Nhỏ Nhất
Cú Pháp:
=MIN(Number1, Number2,…)
Công Dụng:
Hàm trả về giá trị nhỏ nhất giữa cá số
Ví dụ:
=MIN(A1:A5)=5, Nếu ô A3 cho giá trị 0, kết quả hàm 0 (Lấy bảng dữ liệu hình trên)
8. Hàm Đếm Số
Cú Pháp:
=COUNT(Value1, Value2,…)
Giải Thích:
-Value: giá trị bao gồm số và chuỗi
Công Dụng:
Hàm trả về số phần tử kiểu số
Ví dụ:
=COUNT(A1:A5)=2
9. Hàm Đếm Số Và Chuỗi
Cú Pháp:
=COUNTA(Value1, Value2,…)
Công Dụng:
Hàm trả về số phần tử khác rỗng
Ví dụ:
=COUNTA(A1:A5)=4 Vì ô A3 rỗng( lấy dữ liệu hàm count )
10. Hàm Lấy Dư
Cú Pháp:
=MOD(Number, Divisor)
Giải Thích:
-Divisor: Số chia
Công Dụng:
Hàm trả về phần dư của phép chia (number chia divisor)
Ví dụ:
=MOD(5,2)=1
11. Hàm Lấy Nguyên
Cú Pháp:
=INT(Number)
Công Dụng:
Hàm trả về phần nguyên của số.
Ví dụ:
12. Hàm Làm Tròn Số
Cú Pháp:
=ROUND(Number,Num_digits)
Giải Thích:
-Num_digits: là đối số, có 2 trường hợp
TH1: Num_digits>=0: làm tròn phần thập phân, cụ thể giữ lại chính Num_digits số thập phân
Ví dụ: =ROUND(364.2473, 2)= 364.25
TH2: Num_digits<0: làm tròn phần số nguyên. Cụ thể Num_digits =-1, làm tròn tới hàng chục,…
Ví dụ: =ROUND(364.2473, -1)=360
Công Dụng:
Hàm trả về giá trị của số(number) được làm tròn bởi num_digits.
Ví dụ:
13. Hàm Xếp Hạng
Cú Pháp:
=RAND(Number,Ref, Order)
Giải Thích:
-Ref: Vùng đối chiếu, sử dụng địa chỉ tuyệt đối
-Order: Kiểu xếp hạng, nếu order=0: xếp giảm dần, nếu order=1: xếp tăng dần
Công Dụng:
Hàm trả về thứ hạng của số(number) so với vùng đối chiếu(ref) theo một kiểu xếp hạng.
Ví dụ:
Ngoài ra còn rất nhiều hàm toán học khác các bạn có thể tham khảo thêm trong Help của MS EXCEL
Ví dụ:
PRODUCT, SUMPRODUCT, RAND, SUBTOTAL,…