BÀI 2: HÀM CƠ BẢN MS EXCEL (tt)
II. Nhóm Hàm ĐIỀU KIỆN
1. Hàm điều kiện IF
Cú Pháp:
=IF(Logical_test, Value_if_true, Value_if_false)
Giải thích:
-Logical_test: Biểu thức điều kiện cần kiểm tra( Vế trái vs Vế phải), giá trị của biểu thức điều kiện trả về đúng, hoặc sai.
-Value_if_true: Giá trị trả về cho hàm if khi biểu thức điều kiện đúng
-Value_if_false: Giá trị trả về cho hàm if khi biểu thức điều kiện sai
Công Dụng:
Hàm kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng hàm nhận giá trị là tham số thứ 2(value_if_true), ngược lại hàm nhận giá trị là tham số thứ 3(value_if_false) của chính hàm đó.
Giải thích thêm hàm IF bằng sơ đồ:
Ví dụ 1: Cho bảng dữ liệu sau và thực hiện theo yêu cầu:
Gợi ý khi làm các bài tập hàm IF hoặc các câu hỏi phức tạp
B1: VIẾT CÔNG THỨC CHUNG (CÓ SỬ DỤNG ẨN PHỤ)
B2: TÌM GIÁ TRỊ ẨN PHỤ (DỰA VÀO DỮ LIỆU TÌM GIÁ TRỊ ẨN PHỤ)
B3: RÁP B2 VÀO B1
Giải ví dụ 1:
B1: Kết Quả = X ( với X giá trị đậu hoặc rớt)
B2: Tìm X (phân tích)
-Điểm thi>=5 , “Đậu”
-Điểm thi<5, “Hỏng”
Từ phân tích if(Điểm thi >=5, “Đậu”, “Hỏng”)
B3: Tại ô B2=IF(A2>=5, “ĐẬU”, “HỎNG”)
Ví dụ 2: Cho bảng dữ liệu thực hiện theo yêu cầu:
B1: Phụ cấp CV = X ( với X giá trị 500000, 400000, 300000, 200000, 100000)
B2: Tìm X (phân tích)
-CV=”GĐ”, 500000
-CV=”PGĐ”, 400000
-CV=”TP”, 300000
-CV=”KT”, 200000
-CV #, 100000
Từ phân tích IF(CV=”GĐ”, 500000, IF(CV=”PGĐ”, 400000, IF(CV=”TP”, 300000, IF(CV=”KT”, 200000,100000))))
B3: Tại ô B2= IF(A2=”GĐ”, 500000, IF(A2=”PGĐ”, 400000, IF(A2=”TP”, 300000, IF(A2=”KT”, 200000,100000))))
Từ Ví dụ 2, rút ra được cú pháp tổng quát cho trường hợp hàm if nhiều điều kiện nhiều giá trị tương ứng
=if( ĐK1, GT1,IF(ĐK2, GT2,IF(….,IF(ĐK n-1, GT n-1, GTn)..)n-1
nếu n điều kiện(ĐK), có (n-1) IF lồng nhau, sẽ có (n-1) đóng ngoặc.
Ví dụ 3: Cho bảng dữ liệu thực hiện theo yêu cầu:
Chú ý: để lấy một giá trị cùng lúc có nhiều điều kiện kèm theo thì các điều kiện phải đặt trong mối quan hệ AND, OR phù hợp.
B1: Thuế =Tiền * X% ( với X% giá trị 8%, 11%, 17%, 22%)
B2: Tìm X% (phân tích)
-LEFT(MH)=”A” VÀ RIGHT(MH)=”Y”, 8% => AND(LEFT(MH)=”A”, RIGHT(MH)=”Y”), 8%
-LEFT(MH)=”A” VÀ RIGHT(MH)=”N”, 11% => AND(LEFT(MH)=”A”, RIGHT(MH)=”N”), 11%
-LEFT(MH)=”B” VÀ RIGHT(MH)=”Y”, 17% => AND(LEFT(MH)=”B”, RIGHT(MH)=”Y”), 17%
-LEFT(MH)=”B” VÀ RIGHT(MH)=”N”, 22% => AND(LEFT(MH)=”B”, RIGHT(MH)=”N”), 22%
Từ phân tích
=IF(AND(LEFT(MH)=”A”, RIGHT(MH)=”Y”), 8%, IF(AND(LEFT(MH)=”A”, RIGHT(MH)=”N”), 11%, IF(AND(LEFT(MH)=”B”, RIGHT(MH)=”Y”), 17%,22%)))
B3: Tại ô E2=D2 * IF(AND(LEFT(A2)=”A”, RIGHT(A2)=”Y”), 8%, IF(AND(LEFT(A2)=”A”, RIGHT(A2)=”N”), 11%, IF(AND(LEFT(A2)=”B”, RIGHT(A2)=”Y”), 17%,22%)))
Từ Ví dụ 3, rút ra được cú pháp tổng quát cho hàm if
=if( AND/OR(ĐK1′,ĐK1”,…), GT1,IF(ĐK2, GT2,IF(….,IF(ĐK n-1, GT n-1, GTn)..)n-1
AND/OR(ĐK1′,ĐK1”,…): được xem như 1 Điều kiện
Như vậy, các trường hợp khác liên quan đến hàm IF các bạn phân tích kỹ, khéo léo kết hợp hàm cho phù hợp với từng trường hợp.
2. Hàm SUMIF
Cú Pháp:
=SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
Giải thích:
-Range: Vùng đối chiếu điều kiện.
-Criteria: Điều kiện tính
Chú ý: Sử dụng dấu “*” đại diện cho chuỗi, dấu “?” đại diện cho ký tự
-Sum_range: Vùng tính tổng
Công Dụng:
Hàm trả về tổng giá trị các phần tử trong vùng Sum_range thỏa điều kiện.
Ví dụ:
2. Hàm COUNTIF
Cú Pháp:
=COUNTIF(Range, Criteria)
Công Dụng:
Hàm đếm số phần tử thỏa điều kiện.
Ví dụ:
Xem tiếp các nhóm hàm Bài 2 này các bạn nhấn vào Mục lục bên dưới:
MỤC LỤC BÀI 2
HÀM CƠ BẢN MS EXCEL
I. HÀM TOÁN HỌC
II. HÀM XỬ LÝ CHUỖI
III. HÀM LOGIC
IV. HÀM ĐIỀU KIỆN
V. HÀM DÒ TÌM
VI. HÀM THỜI GIAN